Các loại giấy tờ giả và cách nhận biết.

Nhận biết giấy tờ giả: Mã số hiệu trên giấy tờ giả không được làm bằng phương pháp đóng dấu trực tiếp; trong khi đó, mã trên giấy đăng ký xe thật là dấu đóng nên thể hiện rõ dấu vết tràn mực ở mép. Phôi của đăng ký xe thật sẽ có sợi bảo vệ phát quang, trong khi đăng ký giả không có. Ngoài ra, phù hiệu công an ở đăng ký thật cũng sẽ phát quang dưới nguồn sáng UV (đèn cực tím soi tiền giả được bán ở cửa hàng tạp hoá). Cụ thể như sau:

Thông thường giấy tờ Giả thì cái font chữ sẽ khác so với cavet Thật.
Những cavet từ năm 2000 về sau có những chỉ màu đỏ, nhỏ xíu và mỏng như con lăng quăng. Chịu khó nhìn sẽ thấy, cả mặt trước và sau đều có. Cavet Giả thường không có.
Cavet Thật dùng đèn cực tím (loại soi tiền Giả) sẽ hiện quốc huy rõ nét.
Chữ lúc nào cũng thấp hơn số – là cavet Thật (nhìn chỗ 53V1-0586 nhé)
Cavet từ năm 1996-2000 – phòng csgt-TT là đúng, chữ NGHĨA trong CHXHCN VN đặt lệch vị trí.
Nhìn kĩ các chữ đánh máy như Tên chủ xe, Địa chỉ … có vết hằn sâu do là đánh máy chứ không phải như in vi tính.
Dấu mộc thường lem nhem
Cavet that 2009
Cà vẹt xu xì po (sport) xịn
Còn đây là giấy tờ xe SH thật cả xe sh nhập từ ý và xe SH Vn sản xuất
Cavet xe SH trong nước SX
Cavet xe SH ý nhập xịn Giờ bạn có thể phân biệt Thật Giả chưa ?
Cách Phân biệt Giấy Tờ Cavet xe Thật hay Giả Chính Xác Nhất
Cavet xe Giả phía trên ghi ngày đăng kí lần đầu là 21-04-2011 nhưng lại dùng biển số 4 số 30N9-7979 là cực kì vô lý vì biển số năm 2011 toàn bộ là 5 số. Thứ hai: phôi bằng là phôi cũ, loại mới 2011 có ghi rõ nguồn gốc xe, thứ 3: Số loại ghi SH thay vì SH 150 hay SH150i. Thứ 4 (cái này hơi khó phân biệt) màu mực quá đậm, font chữ không giống Thật …
Các loại giấy tờ giả:
+ Giấy Mẹ bồng con: là giấy tờ do cơ quan công an cấp (vì lý do tế nhị nào đấy một chiếc xe được cấp một vài bộ giấy tờ và biển số, các bộ giấy tờ này được bán ra ngoài và để hợp pháp với bộ giấy tờ đó thì chiếc xe khác sử dụng giấy tờ này phải đục lại số khung, số máy cho trùng với số khung số máy trên cà vẹt). Loại này thông thường rất ít, nhưng để trấn an khách hàng và để tăng giá trị chiếc xe thì thường người rao bán vẫn tự nhận là giấy mẹ bồng con trong khi đó chỉ là một chiếc cà vẹt giả không hơn không kém. Để kiểm tra loại giấy này thì có thể “soi” cà vẹt “Xịn" hay không, nhờ các dịch vụ check gốc (trên mạng) kiểm tra xem xe có đúng các thông tin như trên cà vẹt hay không.
+ Giấy giả tẩy xoá chỉnh sửa từ giấy thật: Có loại được làm bằng cách tẩy xóa và chỉnh sửa nội dung ngay trên phôi thật. Những giấy tờ giả này ‘thật” đến mức ngay cả những người có kinh nghiệm cũng bị mắc lừa, khó có thể phân biệt được bằng mắt thường hay bằng kính lúp. Chủ phương tiện sử dụng những phương tiện này mà không hề hay biết cho đến khi vô tình vi phạm luật giao thông và bị lực lượng công an phát hiện. Kiểm tra giấy loại này cũng như kiểm tra giấy mẹ bồng con trên.
+ Giấy giả “dấu củ khoai": Các đối tượng lừa đảo thường dùng thủ đoạn đăng ký xe môtô thật đưa vào máy quét ảnh (Scan) để lấy bản mẫu. Sau đó xử lý bằng phần mềm xử lý ảnh chèn nội dung, sao chép hình dấu và chữ ký của nơi cấp sổ đỏ, đăng ký xe môtô, dùng máy in màu hoặc in ảnh để in đăng ký xe môtô giả trên chất liệu giấy bìa cứng hoặc giấy in ảnh rồi ép plactic hoặc ép dẻo để tránh bị phát hiện dấu nổi của cơ quan chức năng. giấy giả loại này có nhiều loại đẹp xấu khác nhau giá trên thị trường từ 2 đến 3 triệu một bộ.
cà vẹt xe thật (ảnh trên), phù hiệu công an (phần khoanh tròn) sẽ phát quang dưới nguồn UV và nhìn rõ nét, còn cà vẹt giả (ảnh dưới) phù hiệu mờ nhạt và không phát quang hoặc phát quang mờ nhạt, nhoè nhoẹt. Phôi của đăng ký xe thật sẽ có sợi bảo vệ phát quang, trong khi đăng ký giả không có.
Mã số hiệu trên giấy tờ giả không được làm bằng phương pháp đóng dấu trực tiếp; trong khi đó, mã trên giấy đăng ký xe thật là dấu đóng nên thể hiện rõ dấu vết tràn mực ở mép.
+ Giấy tờ thật, nhưng xe đóng lại số sườn số máy: kiểm tra đường nét trên số sườn số máy, đối chiếu số sườn số máy có đúng seria của model xe hay không.
Sườn dựng và số đóng
Số sườn Zin nhìn khác hoàn toàn
Tuy nhiên, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng ngày càng tinh vi, kỹ thuật làm giả ngày càng giống thật, cách tốt nhất để mua xe không bị ăn quả đắng là dẫn theo thợ cứng + mua bán tại nhà (đã xác minh rõ thân chủ) + công chứng rõ ràng + ràng buộc trách nhiệm. Một số trường hợp người tính không bằng trời tính, mua xe tại nhà, công chứng đầy đủ nhưng khi đi sang tên hoặc vi phạm bị kiểm tra và thu giữ xe mới tá hoả ra là xe không hợp pháp, quay lại “bắt vạ" người bán thì người bán cũng mua lại của người khác hoặc tiền đã tiêu hết không có tiền mà đền, đến nước này thì chỉ có ngồi khóc vì “đền được vạ má đã xưng". Nếu người bán không cố ý lừa đảo mà chỉ là vô ý thì vụ việc này được giải quyết theo thủ tục dân sự, đa số không đòi lại được tiền. Còn với trường hợp người bán cố tình lừa đảo nhưng người bán lại thuộc thành phần bất hảo thì đi tù cải tạo là cùng, nhưng người mua thì cũng đành tiền mất tật mang. Vậy nên việc mua những chiếc xe có đặc thù nhạy cảm như xe Phân khối lớn, Xipo... điều kiện đầu tiên vẫn là “chọn mặt gửi vàng".
Chúc các bạn tìm được một chiếc xe ưng ý để thoả niềm đam mê!
Previous
Next Post »
0 Bình luận