“Su-xì-bo” là tên gọi quen thuộc cho dòng xe hai thì của Suzuki như Suzuki Sport 110 (Xipo 110), Suzuki RGV 120, Suzuki RGX 120, Suzuki Satria 120 (Xipo 120).
Hiện muốn sở hữu một chiếc Suzuki RGV 120, người chơi xe phải bỏ ra số tiền không dưới 100 triệu đồng, thậm chí những chiếc RGV 120 “Zin” được rao bán tới vài trăm triệu đồng, tuy nhiên cũng khó có để mà mua vì với tuổi đời gần 20 năm thì hầu hết những chiếc xe đã chạy ở Việt Nam đều là xe nát, đã chẻ máy không biết đến bao nhiêu lần.
Thế hệ đầu tiên của Su Xipo - Suzuki Sport 110
Tại TP HCM, số lượng cửa hàng kinh doanh dòng xe hai thì của Suzuki khá ít. Mức giá tại các cửa hàng tuy khác nhau, tùy vào độ “zin” của máy, màu sơn và các chi tiết khác. Mức giá trung bình khoảng 180 triệu đồng cho mẫu RGV đời 1999 “còn tốt”. Trong khi thấp nhất khoảng 110 triệu đồng trở lên. Việc tìm mua dòng xe hai thì của Suzuki chỉ dành cho những người không chỉ yêu thích mà còn đam mê. Riêng phiên bản RGV 120 sản xuất trong giai đoạn 1998 – 2002 vẫn được ưa chuộng hơn cả.
Suzuki RGV 120
Cuối thập niên 90, đầu những năm 2000, “Su-xì-bo” cùng “Ya cá mập”, biệt hiệu dòng xe hai thì Yamaha 125ZR, từng là niềm ao ước lớn của nhiều thanh niên Việt. Khả năng bứt tốc nhanh, tiếng pô đặc trưng và làn khói “thơm” là những điều nhắc nhớ đến dòng xe hai thì của Suzuki.
Yamaha 125ZR 2016 trong thùng tại dailyxenhapkhau.com
Sau khi thành công với thế hệ đầu tiên Sport 110, Suzuki nâng cấp cả về kiểu dáng và động cơ. RGV 120 ra đời, trang bị động cơ 2 thì, xi-lanh đơn, dung tích 120,7 phân khối, làm mát bằng gió. Cùng hộp số 6 cấp, ambraya rời, xe có công suất 15,5 mã lực tại vòng tua máy 8.800 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 14,7 Nm tại vòng tua máy 7.000 vòng/phút. Đến năm 2002, nhà máy Suzuki malaysia ngưng sản xuất RGV 120 và thay bằng RGX 120 và Satria 120 được sản xuất tại Indonesia, đến năm 2006 huyền thoại Su Xipo chính thức bị khai tử trong sự tiếc nuối của làng “quái xế” đam mê tốc độ.
Suzuki RGX 120 không được ưa chuộng lắm do kiểu dáng “dị"
Suzuki Satria 120 gần giống với Sport 110
Tuy nhiên đã là đam mê thì không dễ gì khuất phục, để tiếp tục thoả mãn đam mê tốc độ, dân chơi vẫn tiếp tục tìm mọi cách để sở hữu được một chiếc xipo bằng mọi cách. Người ít tiền thì chơi xipo ráp, xipo zin không giấy hoặc giấy sàng, có điều kiện thì chơi xipo cũ sang tên được, còn muốn chơi “xipo cọp” thì săn xe nhập khẩu nước ngoài thanh lý. Dân xipo rỉ tai nhau về những chiếc xe được gọi là “xipo Zin" nguồn gốc thanh lý được một đại lý tại Quận Tân Bình rao bán với giá từ 20.000usd đến 40.000usd (tương đương từ 450 triệu- 900 triệu đồng).
Xipo sử dụng giấy sàn của một chiếc xe khác loại cùng dung tích và hãng suzuki
Cùng với phong trào chơi Xipo ngày càng nở rộ là các lò ráp xe, sàng giấy mọc lên như nấm, thậm chí “nhảy" một chiếc xipo còn dễ bán và bán có giá hơn cả một chiếc SH. Theo thống kê từ Tổng cục VI - Bộ công an thì có đến 70% các vụ lừa đảo liên quan đến mua bán xe là Su Xipo, hình thức lừa đảo chủ yếu là giả mạo hồ sơ, giấy tờ, đóng lại số sườn số máy, thay đổi hình dáng kết cấu xe để hợp thức hoá.Do tình hình an ninh phức tạp nên lực lượng công an đã nhiều đợt ra quân tập trung xử lý các lò xe độ, sàng ráp xe, kiểm tra hành chính phương tiện lưu thông theo chuyên đề.
Khách hàng cần hết sức lưu ý khi chọn mua cho mình một chiếc Xipo, vì ngoài giá trị về vật chất thì chiếc xe còn là cả một sự đam mê.
Một số lưu ý khi mua xe Su Xipo và xe phân khối lớn:
- Chọn cửa hàng uy tín, hoặc người quen để mua, không mua hàng trên mạng. (nhiều trường hợp người bán thuê nhà, làm giả giấy tờ để bán xe).
- Khi mua yêu cầu công chứng, cam kết có trách nhiệm nếu hồ sơ, giấy tờ, nguồn gốc xe có vấn đề dẫn đến việc bị tịch thu xe hoặc không thể sang tên đổi chủ.
- Kiểm tra thật kỹ xe. Số khung số máy có đúng chủng loại xe hay không, phụ tùng linh kiện có “Zin" hay không, xe đã sửa chữa hay chưa (xe máy móc chưa nhấc đầu có giá cao hơn nhiều so với xe đã nhấc đầu, chẻ máy)
- Đi thử xe: Đi thử xe với các tốc độ khác nhau, một chiếc xe tốt là chiếc xe có thể vận hành ngọt ngào, không phát sinh tiếng động lạ ở mọi vận tốc, mọi cung đường, xe đi chắc chắn, không sàng lắc, dễ nổ khi nguội máy mà vẫn ngọt ngào, bốc khi nóng máy.
- Phân biệt các đời xipo qua số sườn, số máy:
E109M: RGSport 110 1 càng
E114: RGsport 110 2 càng
Ví dụ như:
E114M-191990: là xì po 110cm3 số máy đầu 19 thì là đời đầu 98 ( số đầu 20 thì la đời cuối 98, <19 là đời 97)
F125 1 đến < 60 : satria 1 càng,đời 99
F125 > 60 : satria 2 càng, đời 2000
F125 85: satria 2006
F124 là sport 120
F124 - 125----> 29 là Sport 98
F124 - 130----> 39 là Sport 99
F124 - 140---- >45 là Sport 2000
F124 - 145----> 48 là Sport 2001
F124 - 149xxx---> 150 là Sport 2002
F121, F122-xxx là Stinger
E101-->E113,E115-->E119 là Akira
Đặc biệt Akira lại dùng giấy chung với Royal, Su Crystal nên các số cần chú ý : E107, E116 và E109 ( E109M là RGSport 110)
Với các đầu số này thì bạn phải cực kì chuyên nghiệp hoặc có thợ thầy đi theo hãy lấy về, tránh ăn phải quả đắng.
Số sườn của Stinger và Akira nó nằm ở cổ xe chứ không nằm ngay sườn dưới yên xe như xìpo. Còn chiếc stinger và aki nào nằm ở yên thì tự hiểu đã sàng rồi nhé.
Chỉ cần đọc đến đây là người mua có thể tự tin tìm đc 1 con xe như ý mà có thể tránh đc rất nhiều bùa ngải rồi. Bạn nào muốn tìm hiểu rõ hơn về các loại giấy tờ giả và cách phân biệt thì xem thêm tại đây.
0 Bình luận